16/7/21

Chăm sóc hậu phẫu thuật nâng mũi là yếu tố vô cùng quan trọng

 Nâng mũi là cách tốt nhất để cải thiện hiệu quả tình trạng mũi kém duyên ở cả nam và nữ. Nhưng sau khi nâng mũi nên làm gì lại là nỗi băn khoăn của những người có ý định làm đẹp bằng phương pháp này.

Chăm sóc hậu phẫu sau nâng mũi



Mũi là bộ phận nằm ở trung tâm gương mặt, nó đóng vai trò quan trọng là điều tiết các đường nét hài hòa trên gương mặt. Chính vì thế một dáng mũi xấu sẽ khiến cho tỷ lệ khuôn mặt trở nên mất cân đối và ảnh hưởng tới tới tổng thể các bộ phận khác.


Nâng mũi để thay đổi diện mạo đẹp hơn, tự tin hơn là nhu cầu bình thường, hết sức chính đáng của con người. Vì vậy, nếu bạn sở hữu dáng mũi nhiều khuyết điểm và tự ti về nó thì bạn hoàn toàn nên nâng mũi. Nhưng câu hỏi sau khi nâng mũi nên làm gì? Cách chăm sóc ra sao? lại là những băn khoăn cản trở quyết tâm làm đẹp của nhiều người. Các bạn hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nhé!


  1. MỘT SỐ BIỂU HIỆN CÓ THỂ GẶP SAU NÂNG MŨI


Sau khi nâng mũi thì bạn có thể gặp phải một số hiện tượng sau:


  • Phần khoang mũi xuất hiện dịch vàng.

  • Khu vực sống mũi, cánh mũi có hiện tượng bầm tím nhẹ.

  • Một số khách hàng cơ địa xấu sẽ sưng kèm theo một số biểu hiện đau nhức.

  • Cảm giác hơi khó chịu do phải nẹp mũi.

Những biểu hiện trên là phản ứng tự nhiên của cơ thể, bất cứ ai sau khi nâng mũi đều gặp phải nên bạn không cần quá lo lắng.


  1. NÂNG MŨI BAO NHIÊU NGÀY HẾT SƯNG?

Bạn có thể mất từ 2 đến 5 ngày sau phẫu thuật thì mũi sau nâng sẽ hết sưng. Tuy nhiên, thời gian nhanh hay lâu phụ thuộc cơ địa của bạn lẫn nơi thực hiện. Và bạn có thể gia tốc quá trình giảm sưng bằng cách cách đi lại vận động nhẹ nhàng, hạn chế vận động mạnh, hạn chế nằm nhiều.


  1. TUÂN THỦ ĐÚNG CHỈ ĐỊNH CỦA BÁC SĨ

Sau khi nâng mũi nên làm gì? Tất nhiên là nghe theo lời hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường trước khi bạn ra về thì bác sĩ sẽ căn dặn về đơn thuốc, thời gian tháo nẹp, cắt chỉ, tái khám cũng như những lưu ý khác trong quá trình chăm sóc.


Đơn thuốc: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm… cụ thể cùng thời gian uống thuốc. Do đó, bạn nên uống thuốc đều đặn, đúng giờ.

Thời gian tháo nẹp và cắt chỉ: Thời gian tháo nẹp mũi thông thường từ sau 4 ngày và cắt chỉ ở ngày thứ 8 - 10 ngày tùy thuộc vào tiến độ lành thương của bạn.

Thời gian tái khám: Tái khám thường xuyên sau nâng mũi sẽ giúp bạn theo dõi quá trình lành thương, quá trình ổn định của dáng mũi cũng như tránh được những biến chứng sau nâng.


  1. MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC:

  1. Gọi đầu tắm gội đúng cách

Sau khi nâng mũi bạn có thể đến tiệm gội đầu để thợ làm tóc có thể gội đầu giúp bạn trong tư thế nằm ngửa, hoặc bạn có thể nhờ người thân, bạn bè để giúp đỡ gội đầu.

Bạn cần chú ý không để nước dính vào mũi, luôn giữ mũi thẳng, không được cúi đầu, nghiêng đầu quá 1 phút.


Khi gội đầu xong bạn cần sấy khô ngay và sấy ngược ra sau chứ không nên để máy sấy sấy trước mặt. Ngoài ra bạn có thể gội đầu với dầu gội khô vừa sạch tóc lại giảm ngứa ngáy khó chịu.


  1. Vệ sinh sau nâng mũi đúng cách


Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn nên thực hiện chăm sóc hậu phẫu sau nâng mũi tại phòng khám để bác sĩ có thể theo dõi quá trình hồi phục vết thương. Tuy nhiên, một số trường hơp đặc biệt không thể đến phòng khám, bạn có thể thực hiện rửa vết thương tại nhà theo hướng dẫn dưới đây.


Chuẩn bị:

– 10 cây tăm bông thấm nước muối sinh lý để rửa vết thương mũi

– 5 cây tăm bông thấm nước muối sinh lý để rửa vết thương vùng tai

– 2 cây tăm bông thấm thuốc sát trùng Povidine

– Rửa sạch tay trước khi thực hiện rửa vết thương


Các bước rửa vết thương vùng mũi

  • Bước 1: Dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lý nhẹ nhàng lau bên trong lỗ mũi.

  • Bước 2: Tiếp theo, bạn dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lý nhẹ nhàng lau phần trụ mũi. Nhẹ nhàng vệ sinh phần phía trước trụ mũi cho đến khi tăm bông không còn bị bám màu.

  • Bước 3: Cuối cùng, bạn dùng tăm bông thấm Povidine nhẹ nhàng sát khuẩn từ trong cánh mũi ra ngoài trụ mũi và không rửa lại với nước muối sinh lý.


c. Rửa vết thương vùng tai

Sau khi thực hiện rửa vết thương ở mũi, bạn tiếp tục thực hiện các bước tương tự cho vùng tai. Dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý nhẹ nhàng lau sạch vùng lấy sụn tai cho đến khi tăm bông không còn bám màu. Kết thúc bước vệ sinh với thao tác bôi dung dịch thuốc sát trùng Povidine.


Lưu ý:

– Dùng lực rửa vết thương nhẹ nhàng

– Không đưa cây tăm bông vào sâu quá (hết phần đầu bông là được) để tránh gây xước, chảy máu vết thương



II. AZ NOSE - CHUYÊN SÂU NÂNG MŨI


  • SĐT: 0903167178

  • Email: marketing@aznose.vn 

  • Địa chỉ: 263 - 265 Đường 3/2, Phường 10, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh 700000, Việt Nam

  • Website: aznose.vn

  • Fanpage: fb.com/AZNOSE

0 nhận xét:

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.