7/8/21

Những triệu chứng sau khi nâng mũi bạn nên biết

Nhu cầu phẫu thuật chỉnh sửa mũi ngày càng gia tăng nhanh, nhất là với chị em phụ nữ. Dù thực hiện phẫu thuật ở những bệnh viện thẩm mỹ lớn, uy tín, bác sĩ tay nghề cao nhưng những triệu chứng sau khi nâng mũi vẫn có thể xuất hiện. Mũi sưng, bầm tím nhẹ hay chảy nước mũi trong vài ngày đó là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu bạn không quan sát và chăm sóc tốt sẽ rất dễ chuyển sang biến chứng ảnh hưởng lớn đến kết quả và tính thẩm mỹ của mũi.

Để giúp chị em phân được rõ ràng những hiện tượng sau khi nâng mũi đâu là bình thường và bất thường. Những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ sẽ rất có ích cho mọi người giúp phòng tránh được những hậu quả không may sau khi phẫu thuật nâng mũi.

1. Những hiện tượng sau khi nâng mũi bình thường

Mặc dù nâng mũi được xem là một tiểu phẫu đơn giản nhưng vẫn có những tác động nhất định, vì thế không thể tránh gặp một số triệu chứng sau khi phẫu thuật. Dưới đây là những hiện tượng bình thường hầu như ai cũng gặp sau khi nâng mũi:

Vùng sống mũi và quầng mắt bị sưng và bầm tím

Sưng nền, bầm tím vùng mũi phẫu thuật hay thâm quầng mắt là một trong những hiện tượng sau khi nâng mũi không quá nguy hiểm. Sưng và có vết bầm tím là do trong quá trình phẫu thuật bác sĩ đã rạch 1 đường nhỏ ở giữa 2 lỗ mũi để đưa chất độn tạo sống mũi cao thẳng. Hoặc có thể chỉnh sửa các phần khác của mũi như vách ngăn, phần đầu mũi, cánh mũi… bằng cách cắt, rạch, khâu, các triệu chứng này xuất hiện do sự tổn thương nhẹ không có gì đáng lo ngại, có thể khắc phục được.



Mũi sau phẫu thuật có cảm giá nặng nề, đau nhức:

Trong quá trình thực hiện phẫu thuật chỉnh sửa mũi do được tiêm thuốc tê nên bạn sẽ không có cảm giác đau. Nhưng sau 12 giờ thuốc tê bắt đầu tan nên cảm giác đau và nặng bắt đầu xuất hiện làm bạn cảm thấy khó chịu. Đây là những triệu chứng sau khi nâng mũi rất bình thường và không đáng ngại.

Đầu và sống mũi to – triệu chứng bình thường sau nâng mũi

Đầu mũi to sau phẫu thuật cũng là tình trạng chung của khá nhiều khách hàng sau nâng mũi. Mọi người thường rất lo lắng sau khi đã tháo băng nẹp xong nhưng phần đầu mũi vẫn còn rất to và không cân đối với sống mũi. Nhưng đây chỉ là những hiện tượng sau khi nâng mũi rất bình thường, không quá lo lắng. Sau 15 ngày đến 1 tháng phần đầu và sống mũi sẽ dần thon gọn đúng như hình ảnh bác sĩ đã căn chỉnh khi tư vấn. Do đó bạn hoàn toàn yên tâm không nên lo lắng nha.

Mũi có hiện tượng tiết dịch hay chảy nước mũi

Sau khi nâng mũi một trong những triệu chứng sau khi nâng mũi xuất hiện đó là mũi tiết dịch hoặc chảy nước mũi trong 2 ngày đầu tiên. Bạn chỉ cần xử lý đơn giản bằng cách dùng giấy sạch thấm hết dịch hoặc có thể đến cơ sở thẩm mỹ để các bác sĩ hút sạch phần dịch và nước mũi.

Khó thở, ngạt mũi – những triệu chứng sau khi nâng mũi bình thường

Sau khi phẫu thuật nâng mũi bạn cũng sẽ thấy khó thở, ngạt mũi, tiếng thở khò khè là hiện tượng sau khi nâng mũi bình thường không nguy hiểm gì nhé. Những triệu chứng đó là do miếng bông gạc nhét ở 2 bên lỗ mũi để thấm dịch tạo nên. Vì thế sau khi phẫu thuật chỉnh sửa mũi xong từ 4-5h đầu tiên, bạn nên thở bằng miệng là tốt nhất.

2. Những triệu chứng sau khi nâng mũi không bình thường

Bên cạnh những triệu chứng khi nâng mũi thường gặp thì cũng có một số triệu chứng được xem là biến chứng nguy hiểm, không chỉ gây ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ mà còn tác động không nhỏ đến sức khỏe cơ thể.

Mũi bị nhiễm trùng

Như đã đề cập ở trên, khi đưa chất liệu độn vào bên trong để tái cấu trúc mũi, vài ngày đầu bạn sẽ có cảm giác đau nhức nhẹ, mũi bị sưng to, bầm tím vì cơ thể chưa thích ứng kịp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không khỏi, kèm theo hiện tượng mũi bị căng tức, mưng mủ, cơ thể nóng sốt thì đây chính là dấu hiệu của nhiễm trùng sau khi nâng mũi.

Sống mũi bị lệch

Sau khi phẫu thuật nâng mũi, nếu chiếc mũi của bạn gặp phải tình trạng cong, vẹo thì có thể sụn mũi hoặc vách ngăn đã bị lệch sang một bên. Điều này thường xảy ra khi bác sĩ thực hiện độn sống mũi không đúng vị trí, không có sự chắc chắn, hoặc có thể do bạn không cẩn thận để bị va đập mạnh khiến cho mũi bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng.

Mũi bị bóng đỏ, lộ sống

Biến chứng này có thể xảy ra sau khi nâng mũi khoảng 1 – 2 năm. Nguyên nhân là do vật liệu độn quá cứng, không tương thích với cơ thể, hoặc do da đầu mũi mỏng, không đủ dày để đỡ được sống sụn, gây bóng đỏ và lộ sống.

Thủng da đầu mũi, lòi sụn

Hiện nay, công nghệ nâng mũi ngày càng phát triển, vật liệu độn cũng được nâng cấp, phù hợp với cơ thể. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều cơ sở thẩm mỹ sử dụng sụn nâng mũi được làm từ silicon lớn. Loại sụn này rất cứng và không ôm sát vào mũi, dễ bào mòn lớp da mũi, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng thủng da đầu mũi hoặc sụn mũi bị lòi ra ngoài. Bên cạnh đó, nếu bác sĩ nâng mũi cao quá mức cũng sẽ gây áp lực lên vùng mũi và khiến da mũi bị bào mòn.

0 nhận xét:

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.